Mới đây, ngày 14/7/2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Ủy ban KTTW) Nguyễn Duy Ngọc đã khẳng định không để công tác kiểm tra của đảng có “vùng tối”.
Thế nhưng, công luận và giới quan sát thấy rằng ngay trong lĩnh vực đề bạt nhân sự của Tổng Bí thư Tô Lâm đang phơi bày hàng loạt dấu hiệu phá rào sai quy định. Đây, là những vùng tối lớn nhất đang gây tranh cãi trong nội bộ của Đảng.
Không hiểu lý do vì sao ông Nguyễn Duy Ngọc Chủ nhiệm Ủy ban KTTW dường như… vẫn không nhìn thấy. Nếu công tác kiểm tra, giám sát là “thanh bảo kiếm” của Đảng theo như lời ông Ngọc, thì thấy một sự vô lý và khó hiểu.
Trong những ngày này, công luận đang hết sức bất bình khi chứng kiến hàng loạt quyết định “ưu ái” quá mức dành cho cán bộ công an gắn với gia tộc và phe cánh của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Mà “cú nhảy cóc” mới nhất của Giám đốc Công an TP.HCM Mai Hoàng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Dư luận ngỡ ngàng vì Mai Hoàng đã được thăng cấp lên trung tướng nhanh như tên lửa.
Mới từ phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C02) với quân hàm thiếu tướng khi được điều động giữ chức Giám đốc Công an TP.HCM hồi cuối 2024.
Tương tự, như trường hợp của Đại tá Tô Long – là con trai của ông Tô Lâm, Mai Hoàng từng là “cánh tay phải” khi ông Tô Lâm còn là lãnh đạo ở Tổng cục An ninh.
Việc người đứng đầu Bộ Công an hiện nay cũng do một người Hưng Yên, đó là Đại tướng Lương Tam Quang, đã hết sức nhanh chóng chuyển Hồ sơ sang Văn phòng Chủ tịch nước để ký tặng thưởng càng cho thấy một “dây chuyền” khép kín vô cùng khó hiểu.
Vậy, ông Nguyễn Duy Ngọc Chủ nhiệm Ủy ban KTTƯ của đang ở đâu khi tiêu chí, quy trình bị bẻ cong một cách công khai như thế?
Theo Quy định 80 năm 2022 về kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, Ủy ban KTTƯ có quyền: Thẩm định quy trình nhân sự cấp cao khi có dấu hiệu vi phạm; Kiến nghị tạm đình chỉ, thu hồi quyết định nếu hồ sơ “không bảo đảm nguyên tắc, và tiêu chuẩn”.
Thế nhưng, không hiểu lý do vì sao không thấy bất kỳ một động thái nào của Ủy ban KTTƯ đề cập đến các vụ việc “nổi cộm” kể trên cho dù hoàn toàn trái quy định.
Công luận thấy rằng, trên thực tế, Ủy ban KTTƯ đã từng “ra đòn” kỷ luật cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, buộc thôi chức hàng loạt các Bí thư tỉnh ủy do sai phạm đất đai. Nghĩa là, đảng đã có cơ chế đầy đủ và các tiền lệ cũng đã có.
Vậy tại sao các trường hợp phong chức, trao danh hiệu của Đại tá Tô Long và Trung tướng Mai Hoàng lại bị để lọt lưới?
Phải chăng chiếc ghế của Chủ nhiệm Ủy ban KTTƯ Nguyễn Duy Ngọc, người cũng vừa được ông Tô Lâm “đặc cách” phong quân hàm thượng tướng cuối 2024 đã khiến cơ quan này khó “ăn, khó nói” với sự thăng tiến ấy?
Một số Đại biểu Quốc hội thấy rằng, “việc phong tướng cho công an tăng quá nhanh, mật độ quá dày và cần thiết phải đưa Bộ Công an vào diện “kiểm soát đặc biệt”. Tuy nhiên, tất cả đều… rơi vào im lặng.
Trong khi, chất lượng lãnh đạo Công An ngày càng giảm sút do việc đề bạt hoàn toàn dựa vào quan hệ, mà bỏ qua tiêu chuẩn năng lực và nghiệp vụ. Điều đó đã tạo điều kiện cho phe Công An có thể chi phối các quyết sách quan trọng của đảng và Nhà nước.
Việc một gia tộc họ Tô ở tỉnh Hưng Yên độc chiếm Bộ Công an, một cơ quan “siêu quyền lực” đã và đang tiềm ẩn rủi ro “độc tài” khó kiểm soát.
Để từ đó, gây ra sự mất đoàn kết trầm trọng ở trong Đảng, dẫn đến tình trạng chia bè, kéo cánh chưa bao giờ xảy ra nghiêm trọng như hiện nay.
Công luận đang chờ xem Nguyễn Duy Ngọc có dám “mổ xẻ” hay tiếp tục né tránh về những sai phạm vừa kể. Nếu “vùng tối” này không được chiếu sáng, lời hứa “không để ai đứng ngoài kỷ cương, phép nước” sẽ chỉ còn là lời nói suông.
Điều đó sẽ khiến cho, sự bất mãn xã hội tăng cao, người dân hoài nghi về tính chính danh của Đảng CSVN, và niềm tin vào Tổng Bí thư Tô Lâm cũng sẽ lụi tàn theo.
Trà My – Thoibao.de