Nấp dưới nanh vuốt Tổng Trọng, bắt tay Ba Dũng. Tô Tổng đáng sợ mức nào?

Suốt 8 năm làm thuộc hạ đắc lực cho Nguyễn Phú Trọng để có cơ hội nuôi quân 8 năm dụng binh một giờ. Giờ này xem như Tô Lâm đã thành công mĩ mãn trên con đường chính trị. Việc thâu tóm quyền lực cho bản thân và cho tỉnh nhà, không ai làm tốt hơn Tô Lâm tính đến thời điểm này.

Một năm sau khi Tô Lâm lên làm Bộ trưởng, ông trực tiếp sang Châu Âu chỉ đạo bắt cóc Trịnh Xuân Thanh làm Nguyễn Phú Trọng rất hài lòng. Tuy mua được sự tín nhiệm của Nguyễn Phú Trọng nhưng Tô Lâm đã để lại một vết nhơ không thể gột rửa. 

Với cách bắt người rất như một tội phạm có tổ chức đã khiến cho Tô Lâm bị xem là một tội phạm hơn là chính khách trong con mắt Chính quyền Đức và Slovakia. Giờ đây với vai trò đứng đầu Đảng Cộng Sản, Tô Lâm rất khó ăn nói với 2 quốc gia này.

Lúc ấy, Tô Lâm không có sự lựa chọn, hoặc lấy lòng được Nguyễn Phú Trọng nhưng chịu nhục hoặc vì danh dự bản thân nhưng lại làm mất lòng Nguyễn Phú Trọng. Tô Lâm đã chọn cách chịu nhục để lấy lòng tin của Tổng bí thư. 

Có chịu nhục mưu cầu việc lớn, nên Tô Lâm đã không để lộ bất kỳ sơ hở nào để ông Trọng biết rằng, thuộc hạ của mình là người của Nguyễn Tấn Dũng. Và cả Nguyễn Tấn Dũng cũng “nằm im” bất động không có dấu hiệu nào cho thấy ông có mối quan hệ với Tô Lâm.

Với con người dám cúi đầu chịu nhục để mưu cầu quyền lực chính trị, Tô Lâm đã hơn những quan chức cùng trang lứa một bậc. Và nhờ đó Tô Lâm thành công rực rỡ. 

Trước đây, có nhiều đánh giá rằng Tô Lâm hữu dũng vô mưu vì cách làm việc trong vụ án Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, chỉ sau khi Tô Lâm làm phản chiếm ngôi của ông Trọng thì mọi việc mới vỡ lẽ, Tô Lâm biết nhịn, biết chịu nhục để mưu cầu việc lớn. Và có lẽ trong Tứ trụ hiện nay chỉ có Tô Lâm làm được điều đó.

Nếu so sánh giữa Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Tổng bí thư, Tô Lâm có phần mưu mô hơn Nguyễn Phú Trọng. Đáng nói là Tô Lâm rút ra được bài học từ Nguyễn Phú Trọng nên làm khác. Phần nào giúp ông Trọng thành công, Tô Lâm giữ lại, phần nào là khuyết điểm, Tô Lâm cho sửa. 

Công thức Tổng bí thư nắm chắc Bộ Công an được Tô Lâm thực hiện y hệt nhưng mức độ chắc chắn hơn. Lương Tam Quang hiện nay luôn làm theo lệnh Tô Lâm nhưng đáng tin hơn Tô Lâm thời làm Bộ trưởng. Dù sao Lương Tam Quang cũng là người Hưng Yên.

Nguyễn Phú Trọng dùng người rất thiếu sự cẩn trọng. Bất kỳ nhóm nào làm ông có lợi thì ông dùng, không kén chọn nguồn gốc địa phương như Tô Lâm. Kết quả, ông Trọng mất đi, Hà Nội vẫn không hưởng được gì, giờ họ phải tự tìm đường kết nối để sánh vai cùng các nhóm khác nhưng e đã quá muộn.

Hiện nay Tô Lâm xây lâu đài quyền lực dựa trên bộ khung Công an, và trong Bộ Công an, Hưng Yên kiểm soát hoàn toàn. Nếu so với thời Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm xây dựng hệ sinh thái quyền lực cẩn thận hơn, chặt chẽ hơn khiến cho các đối thủ chính trị ngán ngại hơn.

Ngay cả cách chọn liên minh, Tô Lâm cũng rất biết cách chọn. Việc bắt tay với Nguyễn Tấn Dũng đã giúp Tô Lâm rất nhiều trong việc nắm vùng đất Miền Nam xa xôi. Nếu không có ông trùm của vùng này giúp Tô Lâm thì người Hưng Yên rất khó tồn tại. Mai Hoàng đứng dưới trướng Nguyễn Thanh Nghị sẽ tạo điều kiện tốt cho nhiệm vụ kiểm soát thành phần quan chức trong bộ máy chính quyền Thành phố. Vũ Hồng Văn ở Đồng Nai cũng sẽ có Mai Hoàng hỗ trợ nếu cần. 

Nguyễn Tấn Dũng được xem là người có bản lĩnh chính trị nhất so với tất cả những tứ trụ về hưu. Sự tư vấn của ông Ba Dũng cũng giúp cho Tô Lâm có những bước đi hiệu quả hơn.

Trần Chương-Thoibao.de