Kỳ tuyển sinh ngành công an năm 2025, vừa công bố thống kê khiến dư luận xã hội sửng sốt, khi gần 8.000 thí sinh đăng ký chỉ để giành 100 chỉ tiêu vào Học viện Chính trị Công an Nhân dân.
Tỷ lệ chọi 1 trên 80 là mức cao vượt trội so với tất cả các nghành học ở bậc Đại học đã khiến công luận phải đặt câu hỏi, điều gì đang khiến ngành Công an lại trở thành “giấc mơ tiên” của hàng vạn học sinh và gia đình của họ.
Đây có thể là hệ quả của một lối tư duy phổ biến ở Việt nam, khi thấy rằng ngành công an không còn chỉ là lực lượng “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ trật tự, và an toàn xã hội.
Mà ngành Công an dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm đang chứng kiến quá trình bành trướng chưa từng có cả về quy mô lẫn ảnh hưởng chính trị.
Bộ Công an ngày nay đã và đang thâm nhập sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực “hái ra tiền”, như truyền thông, doanh nghiệp nhà nước và còn giữ vai trò quan trọng trong bộ máy chính trị.
Việc hàng loạt các tướng công an giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy của Đảng, Nhà nước là hết sức phổ biến. Điều này khiến ngành Công an ngày càng được coi là “bệ phóng quyền lực” an toàn, và nhanh chóng nhất.
Đặc biệt, nghề Công An là một thứ bảo bối “miễn dịch” an toàn bậc nhất trong bối cảnh tình trạng tham nhũng ở Việt nam đã trở thành một thứ “bệnh dịch” không thể xử lý nổi.
Hơn nữa, lý do khiến ngành Công an trở nên hấp dẫn vì các đặc quyền mang tính hệ thống mà không ngành học nào khác có thể so sánh. Đó là, mọi chi phí ăn, ở và học tập hoàn toàn bằng ngân sách nhà nước; Hưởng hệ số lương đặc biệt cao, và sau khi tốt nghiệp nghiễm nhiên vào biên chế nhà nước, v.v…
Quan trọng hơn cả, nhiều người tin rằng, làm Công an sẽ được “miễn nhiễm” với pháp luật, tránh được bị truy cứu trong các tình huống khi vi phạm pháp luật.
Khi nghề Công an trở thành giấc mơ của giới trẻ hiện nay thì đây là một tín hiệu rất đáng lo ngại. Bởi lẽ, nếu cơ quan Công an vừa là người thực thi và bảo vệ pháp luật, nhưng lại có các đặc quyền ghê gớm như vậy thì ai sẽ giám sát được họ?
Hồng Lĩnh – Thoibao.de