Trong giai đoạn Đại hội Đảng lần thứ 14 đang đến gầ, địa bàn TP.HCM đã trở thành “mặt trận” quan trọng, là nơi hội tụ nhiều lợi ích kinh tế, và là điểm nóng của các tranh chấp quyền lực giữa các phe cánh.
Mới đây, việc ông Lê Trương Hải Hiếu là con trai ông Lê Thanh Hải, một nhân vật cấp cao từng bị kỷ luật được bầu làm Bí thư Đảng ủy phường An Lạc (quận Bình Tân), là một sự kiện đáng chú ý.
Từ đó, đã dấy lên nhiều hoài nghi trong dư luận khi cho rằng, đây không chỉ là chuyện “con ông cháu cha”. Mà sự kiện này còn cho thấy việc kiểm soát chính trị tại TP.HCM vẫn là bài toán đầy rủi ro, đối với cả Tổng Bí thư Tô Lâm lẫn cựu Thủ tướng Ba Dũng.
Theo giới phân tích, TP.HCM với vai trò trung tâm kinh tế và địa chính trị phía Nam, luôn là “miếng bánh” quyền lực được các phe phái hết sức quan tâm.
Đặc biệt là, với mạng lưới nhân sự phức tạp, và các mối quan hệ thân tộc, kinh tài đan xen, và ảnh hưởng sâu rộng của ông Lê Thanh Hải từng là Bí thư Thành ủy trong 10 năm (2005–2015).
Đáng chú ý, dù bị kỷ luật 2 lần và cách chức cựu Bí thư Thành ủy, nhưng ông Lê Thanh Hải đến nay vẫn chưa bị truy tố hình sự, dù có liên đới nhiều vụ án nghiêm trọng như Khu Đô thị Thủ Thiêm hay Vạn Thịnh Phát.
Theo giới thạo tin, thế lực bảo vệ cho ông Lê Thanh Hải vẫn còn rất mạnh, bao gồm cả cựu Chủ tịch nước Tư Sang, cùng với các thế lực chính trị quốc tế từng hậu thuẫn cho bà trùm Trương Mỹ Lan.
Tổng Bí thư Tô Lâm, dù nắm quyền lực cao nhất trong đảng, cũng như ông Ba Dũng một chính trị gia có ảnh hưởng lớn ở miền Nam nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi muốn thiết lập ảnh hưởng chính trị tại TP.HCM.
Lý do lớn nhất là, vì nơi đây vẫn được coi là “sân nhà” của ông Tư Sang – người đã từng thao túng và xây dựng một hệ thống nhân sự thân tín ở đây trong suốt hàng chục năm.
Thậm chí, chính cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm trước đây cũng từng đã thất bại trong nỗ lực xử lý hình sự ông Lê Thanh Hải, trong vụ án Thủ Thiêm không thể tiến xa hơn việc chỉ “kỷ luật Đảng”.
Do đó, việc Lê Trương Hải Hiếu con trai ông Hải vẫn tiếp tục tồn tại hệ thống chính trị ở TP. HCM, vẫn là biểu hiện tượng trưng cho thấy mạng lưới chính trị cũ vẫn chưa bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Thậm chí, nó còn cho thấy một sự phản công âm thầm từ phe ông Tư Sang, trong bối cảnh người đứng đầu của đảng vẫn đang chịu sức ép từ nhiều phía và nội bộ đảng vẫn bất ổn trầm trọng.
Trong khi đó, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng không dễ chen chân tại địa bàn này dù có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực Nam Bộ.
Đây chính là lý do vì sao, từ khi lên Tổng Bí thư, ông Tô Lâm đã thực hiện một số điều chỉnh nhân sự đáng chú ý tại TP.HCM, nhằm loại bỏ dần các nhân sự thuộc phe của ông Tư Sang.
Đồng thời, đưa một số lãnh đạo thuộc Bộ Công an hoặc thân tín từ miền Bắc vào các vị trí chủ chốt, để hỗ trợ các chiến dịch điều tra đối với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, từng bị cáo buộc là “hậu thuẫn” cho ông Lê Thanh Hải.
Việc mới đây, ông Tô Lâm đưa Thiếu tướng Mai Hoàng về làm Giám đốc Công an TP.HCM là một bước đi nhằm thay thế ảnh hưởng của phe Tư Sang, vốn chi phối Công an Thành phố thông qua Trung tướng Lê Hồng Nam.
Tuy nhiên, hiệu quả thực tế vẫn hạn chế, vì mạng lưới cũ tại TP.HCM vẫn tồn tại bền vững và khó có thể “bứng tận gốc”. Nói tóm lại, cuộc chơi giành quyền kiểm soát toàn diện ở địa bàn TP.HCM chưa thể kết thúc dễ dàng.
Nếu không xử lý được tương quan “thế cờ” chính trị tại TP.HCM, thì bất kỳ chiến lược quyền lực nào hướng đến việc giành quyền lực tuyệt đối sau Đại hội Đảng lần thứ XIV của cặp “bài trùng”, Tổng Bí thư Tô Lâm lẫn cựu Thủ tướng Ba Dũng, cũng khó có thể làm chủ được cuộc chơi vương quyền.
Trà My – Thoibao.de